Ngược chiều kim đồng hồ

Hôm nay nói chuyện với thằng bạn học kiến trúc, nhân dịp đi bơi thấy mấy người Nga đều bơi theo bên phải rồi khi quay đầu thì theo hướng ngược chiều kim đồng hồ (để về phía bên tay phải), nó nói rằng hướng ngược chiều kim đồng hồ này rất phổ biến, VD như các vận động viên khi chạy ở sân vận động cũng chạy theo chiều ngược chiều kim đồng hồ, hay đến cầu thang trong nhà cũng làm theo chiều đó, ...

Cầu thang theo chiều ngược chiều kim đồng hồ

Tôi cũng làm "1 phép thử" trên Google để xem nguyên nhân tại sao thì nhận được nhiều thông tin khá thú vị. VD như VNExpress có giải thích cách thiết kế cầu thang ngược chiều kim đồng hồ là theo thuyết phong thủy:

Cầu thang tạo ra được một tư thế khoẻ mạnh, vững chắc, duyên dáng (hình dáng của rồng) và được bố trí tại vị trí thanh long của ngôi nhà thì được coi là tốt nhất.

Cầu thang là yếu tố quan trọng của ngôi nhà. Vì thế, nó có sự liên hệ mật thiết với cửa cái. Theo quan niệm của phong thuỷ, vị trí cửa cái thường có xu hướng đặt ở giữa. Quỹ đạo vận động của tự nhiên của luồng khí luôn đi theo dạng hình xoắn chữ S (sinh khí đi theo đường vòng, ác khí đi theo đường thẳng).

Theo lẽ đó, sau khi luồng khí được dẫn qua cửa cái, luồng khí được nhẹ nhàng dẫn tới vị trí của thang theo nguyên lý hình xoắn S (ngược chiều kim đồng hồ). Khi đó, cầu thang sẽ tiếp đón và dẫn luồng khí lên phía trên theo chiều của nó (cầu thang phía bên phải sẽ thuận quan niệm truyền thống).

Về việc chạy theo chiều ngược chiều kim đồng hồ, tôi không tìm được 1 bài viết hoàn chỉnh nào, mà chỉ thấy 1 vài bài tại Yahoo! Hỏi đáp. Theo đó thì phần lớn mọi người đều nhất trí với lời giải thích rằng chạy như vậy sẽ giúp tim bớt phải chịu sức ép. Còn tại sao lại giảm sức ép thì không thấy được nói rõ lắm (có 1 vài lời giải thích nói do lực ly tâm, nhưng sơ sài và thiếu logic quá nên tôi cũng không hiểu).

Bão xoáy theo chiều ngược chiều kim đồng hồ
Cơn bão Isabel gây thiệt hại nặng nề nhất về người và của ở Mỹ năm 2003. Ảnh: NASA.

Ngoài ra, khi tìm kiếm, tôi cũng tìm được 1 vài thông tin thú vị, VD như lời giải thích cách nước rút từ bồn tắm như thế nào, hay tại sao bão lại xoáy theo chiều ngược chiều kim đồng hồ ở Bắc bán cầu? Cả 2 hiện tượng này đều có bản chất giống nhau và lời giải thích cũng giống nhau. Chúng đều chuyển động ngược chiều kim đồng hồ ở Bắc bán cầu và thuận chiều kim đồng hồ ở Nam bán cầu. Nguyên nhân gây nên hiện tượng đó là lực Coriolit (theo tên của 1 nhà bác học Pháp đã khám phá ra lực tác dụng lên các vật chuyển động trên bề mặt các quả cầu đang quay năm 1953).

Khi Trái Đất tự quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái Đất (trừ hai cực) đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ tây sang đông. Do vậy, các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu (vì phải giữ nguyên chuyển động thẳng hướng theo quán tính). Sự làm chệch hướng đó được gọi là lực Côriôlit. Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải,ở bán cầu Nam bị lệch về bên trái theo hướng chuyển động.



Xét một vật thể chuyến động trên bề mặt trái đất từ phía xích đạo lên cực Bắc. Khi chuyển động lên các vĩ tuyến cao, theo định luật quán tính vật thể vẫn giữ nguyên tốc độ góc quay từ Tây sang Đông ở xích đạo. Kết quả là hướng chuyển động của nó tuy vẫn thẳng so với vũ trụ nhưng có dạng lệch sang phải so với hướng kinh tuyến. Ở bán cầu Nam hiện tượng cũng xảy ra tương tự như vậy nhưng hướng lệch về phía trái.

Tất cả các khối lượng chuyển động trên bề mặt trái đất đều chịu tác dụng của lực Coriôlit như: các dòng biển, các dòng sông, các khối khí...

còn đây là định nghĩa chi tiết hơn:

Lực quán tính tác dụng lên vật ( lực Coriolit), xuất hiện khi nó chuyển động tương đối trong một hệ quy chiếu quay. Được xác định bằng công thức , trong đó m và v là khối lượng và vận tốc tương đối, w - vận tốc góc của hệ. Lực Coriolit do Trái Đất quay làm sinh ra các hiện tượng: ở Bắc Bán Cầu, các dòng chảy đại dương chảy theo chiều thuận chiều kim đồng hồ, những đoạn sông chảy theo kinh tuyến bị xói mòn ở bờ bên phải (nhìn theo dòng chảy), vật rơi tự do bị rơi lệch về phía đông, các trung tâm bão ở Bắc Bán Cầu có dạng xoáy ngược chiều kim đồng hồ; còn ở Nam Bán Cầu thì ngược lại. Phải tính đến lực Coriolit trong đạn đạo học, khí tượng học và trong nhiều ngành khoa học kĩ thuật (khi thiết kế tuabin, máy li tâm, con quay hồi chuyển, vv.). Lực Coriolit theo tên của nhà toán học, kĩ sư người Pháp Côriôlit (G. G. Coriolis).

Có 1 vài hình minh họa về lực Coriolit ở đây, có thể hình dung rõ ràng hơn về nó:

Lực Coriolit

Lực Coriolit

Lực Coriolit